LÀM SAO ĐỂ TRÁNH BỊ GÚT KHI DƯ NỒNG ĐỘ AXIT URIC
LÀM SAO ĐỂ TRÁNH BỊ GÚT KHI DƯ NỒNG ĐỘ AXIT URIC
AXIT URIC LÀ GÌ ?
Axit Uric là do các chất có nhân Purin tạo thành. Có 2 nguyên nhân gây nên tình trạng dư axit Uric
- Yếu tố bên ngoài : do ăn những thực phẩm có chứa nhân purin như hải sản, nội tạng động vật, rượu bia, thịt đỏ …
- Yếu tố bên trong : là do quá trình chuyển hóa acid nucleic diễn ra tại gan và niêm mạc ruột. Thông thường, axit uric sẽ được đào thải qua nước tiểu và mồ hôi.
Nồng độ acid uric bình thường như sau :
- Nam giới : 210 – 420 umol/ L
- Nữ giới : 150 – 350 umol/ L
Trường hợp nồng độ axit uric tăng cao, nhưng chưa tạo thành bệnh gút, thì gọi là dư axit uric. Khi tình trạng dư axit uric kéo dài, sẽ tạo thành các tinh thể urat, các tinh thể này lắng đọng tại các khớp và gây ra bệnh gút
NGUYÊN NHÂN
- Thường xuyên ăn nhiều các chất có nhân Purin mà cơ thể không kịp đào thải
- Cơ thể có khối u, cũng gây nên tình trạng tăng axit uric
- Thiếu máu
- Người mắc bệnh suy thận
- Di truyền
- Một số trường hợp không rõ nguyên nhân
TRIỆU CHỨNG
- Cơn gút cấp : sưng và đau dữ dội ở 1 khớp (thường gặp nhất là ở ngón chân cái) vào lúc nửa đêm.
- Xuất hiện hạt tophi (tinh thể urat) hình dạng tròn hoặc oval có kích thước từ 0.5 mm – 10 cm, bên trong chứa dịch lỏng, sệt, qua da có thể thấy tinh thể urat màu trắng trong hạt tophi gây nên tình trạng sưng đau khớp, khớp khó cử động, có phản ứng viêm
PHÒNG & CHỮA BỆNH
- Hạn chế ăn thức ăn có chứa nhân purin : hải sản, thịt đỏ, thịt vịt, nấm, nội tạng động vật...
- Hạn chế uống rượu bia, nước ngọt
- Uống nhiều nước để đào thải axit uric ra ngoài
- Tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh và đào thải axit uric qua mồ hôi
- Điều trị bằng thuốc khi bệnh nặng theo toa bác sỹ
THỰC PHẨM TỰ NHIÊN HỖ TRỢ CHO NGƯỜI DƯ AXIT URIC
- Trái cây quả mọng : táo, cherry, nho, dưa hấu, lê, chuối
- Rau củ : súp lơ xanh, cà chua, dưa chuột, bí ngô, khoai tây, bí xanh, cần tây, cải bẹ xanh, củ cải trắng …
- Sữa ít béo
- Hạt : đậu nành, đậu đỏ , hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân, hạt mắc ca
- Thịt trắng : cá, thịt ức gà
- Đậu hủ
TÓM LẠI
Hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm... là những thực phẩm thường ngày của mọi người, làm sao để vừa có thể duy trì cơ chế ăn uống thoải mái không quá kiêng khem và vừa không bị nguy cơ bệnh gút là một câu hỏi của nhiều người.
Bạn có thể tham khảo những thực phẩm tốt/ không tốt cho người dư axit uric để cân bằng chế độ ăn uống trong thực đơn hàng ngày như:
- Xen kẻ món ăn chế biến từ thực phẩm dễ gây bệnh với thực phẩm tốt cho người bị bệnh trong thực đơn hàng ngày/ hàng tuần.
- Uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể
- Tập thể dục để tiết mồ hôi hỗ trợ đào thải axit uric
- Trường hợp cần thiết có thể bổ trợ bằng thực phẩm chức năng, tuy nhiên bạn cần lưu ý thực phẩm chức năng không thể thay thế thuốc chữa bệnh, bạn cần gặp bác sỹ để điều trị khi bệnh có chuyển biến nặng.
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HỖ TRỢ CHO NGƯỜI DƯ AXIT URIC
- BoniGut
- Gut Clear
- Esteem Uric Acid Reducer
- Uric acid Complex
- Cherry Perillyl
- Uric acid support
- Viên gút tâm Bình
- Hoàng Tiên Đan
- Uricare
- Hoàng Thống Phong