MÓN ĂN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI HOA
NHỮNG MÓN ĂN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI HOA
SỦI CẢO
Sủi cảo là món ăn truyền thống trong ngày tết nguyên đán tại miền bắc Trung Quốc. Vào đêm giao thừa, cả nhà quây quần để gói sủi cảo, nhiều gia đình còn đặc biệt "giấu" đồng tiền vàng vào trong nhân sủi cảo, ngụ ý người nào ăn trúng sủi cảo có "đồng tiền" sẽ may mắn cả năm.
Sủi cảo có hình dạng như thỏi vàng, nên ngụ ý tốt lành, may mắn đối với người hoa.
Sủi cảo có các loại nhân như: bắp cải, cần tây, cá, nấm... mỗi loại nhân sẽ tượng trưng cho ý nghĩa khác nhau: ví dụ như nhân cá có ý nghĩa là "dư" dả vì đồng âm với chữ "dư", bắp cải tiếng hán đọc là "bạch thái" đồng âm với "bách tài" tượng trưng cho tài lộc, sung túc ...
Sủi cảo có nhiều các chế biến: luộc, hấp hay áp chảo.
LẠP VỊT - LẠP XƯỞNG
Lạp vịt là thịt vịt rút xương, lạp xưởng là thịt heo nhồi trong ruột heo tẩm ướp gia vị đặc trưng: rượu hoa tiêu, đường, muối ... theo hương vị người Hoa và phơi khô. Sau khi phơi khô thịt có màu đỏ nâu, nhìn rất hấp dẫn.
Nguồn gốc của lạp vịt và lạp xưởng là ngày tết xưa, mọi người nghỉ ngơi không có bán thực phẩm, người dân phải trữ thức ăn bằng cách phơi khô thịt để dành ăn vào ngày tết. Ngoài ra, lạp vịt/ lạp xưởng sau khi phơi sẽ có màu đỏ nâu, màu đỏ tương trưng cho sự tốt lành, vì vậy, đây là món không thể thiếu trong ngày tết của người Hoa.
HEO QUAY - XÁ XÍU
Tương tự như lạp vịt, heo quay và xá xíu đều được ướp gia vị đặc trưng của người hoa. Sau khi nướng sẽ có màu đỏ nhìn rất hấp dẫn.
Màu đỏ là tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành theo quan điểm của người Hoa vì vậy, đây là món ăn thường được người Hoa chọn để cúng tổ tiên, ngày tết, khai trương...
GÀ
Tương tự như người Việt, người Hoa cũng chọn gà là món ăn để cúng tổ tiên, cúng giao thừa, khai trương ... vì gà mang biểu tượng may mắn, tốt lành.
Khác với người Việt, người Hoa sẽ uốn cánh gà, chân gà để cúng theo cách khác và ở miệng gà được ngậm 1 cọng hành, hành đồng âm với chữ "thông" tượng trưng cho ý nghĩa thông suốt, thuận lợi
BAO TỬ HEO VÀ LƯỠI HEO
Một số người Hoa luộc bao tử heo và lưỡi heo để cúng vào 30 tết: bao tử lớn, được xẻ 1 bên và nhồi lưỡi heo vào với ý nghĩa là "tiền đầy túi", bao tử tượng trưng cho túi đựng tiền, lưỡi heo đồng âm với "lợi" theo phiên âm tiếng hoa.
BÁNH TỔ
Bánh tổ được làm từ bột nếp và đường mật, nắn thành hình tròn và hấp chín. Sau khi hấp chín thì bánh tổ có màu vàng sậm, bên trên sẽ được đóng mộc đỏ với các chữ mang ý nghĩa tốt đẹp như chữ Phúc, chữ tài, chữ "cả nhà bình an", chữ "phát", chữ "vạn sự như ý", chữ "buôn bán thịnh vượng"...
Ngoài ra, bánh tổ tiếng hoa được đọc là "niên cao" với ý nghĩa năm mới tốt đẹp hơn so với năm cũ. Vì vậy, bánh tổ thường được người Hoa mua để cúng tổ tiên, ông táo vào ngày tết
BÁNH BÔNG LAN ĐẠI PHÁT
Bánh bông lan đại phát hay còn gọi là bánh phát tài "phát cao" theo phiên âm tiếng hoa. Bánh bông lan được làm bột gạo lên men được hấp hoặc nướng cho bánh nở ra hình bông hoa 4 cánh.
Tên bánh "phát cao" có nghĩa là "phát đạt", "nở ra" nên thường được người Hoa cúng vào dịp tết để cầu may mắn, phát đạt
Tương tự như bánh tổ, bánh "phát cao" cũng được đóng mộc các chữ mang ý nghĩa tốt lành như chữ phát, chữ tài...
BÁNH TÀI LỘC
Bánh tài lộc hay bánh trái lựu người Hoa gọi là "chính túi" là bánh được làm từ bột gạo/ bột mì nhào với mạch nha, nhân bánh gồm có đậu phộng, đường thẻ rang trộn với cốm nếp, bên ngoài phủ 1 lớp mè. Bánh được nắn hình tròn giống trái lựu và được chiên giòn.
Bánh tài lộc có hình dạng như túi vàng mang ý nghĩa tài lộc, thường được cúng đêm giao thừa, ngày tết để cầu tài lộc, may mắn.
CHÈ TRÔI NƯỚC
Chè Trôi nước gồm nhiều viên bánh trôi được làm từ bột nếp, đường, nặn thành viên hình tròn, tượng trưng cho sự đoàn viên.
Chè Trôi nước thường được người Hoa cúng vào Đông Chí, Cúng Ông Táo, cúng rằm tháng giêng
Theo danhgiahay.vn
*** Hình ảnh: sưu tầm từ nhiều nguồn
*** Vui lòng ghi rõ nguồn "danhgiahay.vn" khi đăng lại nội dung bài viết này.